Hãy xem như kế hoạch giao dịch của bạn là bản đồ dẫn bạn đến thành công. Nó sẽ nhắc bạn cách làm thế nào để kiếm tiền trong thị trường ngoại hối. Bạn có thể giao dịch mà không cần kế hoạch nếu bạn muốn, nhưng trước khi bạn quyết định hãy để tôi cho bạn một số lý do TẠI SAO bạn nên có một kế hoạch.
Tại sao phải có một kế hoạch giao dịch?
Lý do 1 : kế hoạch giúp bạn đúng hướng
Sự kiên định rất quan trọng trong thủ tục giao dịch của bạn bởi vì nó cho phép bạn đánh giá trung thực mức độ thành công của bạn như một trader.Nếu bạn có một hệ thống giao dịch (trading system) hoàn chỉnh nhưng bạn luôn vi phạm nguyên tắc giao dịch của bạn, vậy thì bạn làm sao biết được system của bạn hoạt động tốt đến mức độ nào? Chính kế hoạch giao dịch sẽ giúp bạn kiên định với mục tiêu của mình. Hãy đọc nó mỗi ngày và tuân thủ theo nó.
Lý do 2 : đây là kinh doanh và để kinh doanh thành công phải LUÔN LUÔN có kế hoạch
Tôi chưa bao giờ thấy một vụ kinh doanh thành công nào bắt đầu mà chẳng cần đến kế hoạch. Bạn có nghĩ là Walmart đã được tạo dựng từ một ý tưởng bất chợt và sau đó đã thành công một cách kỳ diệu? Hay là McDonalds? Tôi chắc rằng hầu như bất kỳ ai cũng có thể làm một cái bánh hamburger ngon hơn McDonalds, những sự khác biệt ở đây là họ có một kế hoạch kinh doanh thành công đã giúp họ đạt đến thành công như ngày nay.
Bạn có thể liên hệ chuyện của McDonalds với công việc trader của bạn. Dù bằng may mắn hay kinh nghiệm, mọi người có thể kiếm tiền trong forex. Tuy nhiên, sự khác nhau giữa một trader thành công và một trader thất bại chính là KẾ HOẠCH. Nếu bạn có một kế hoạch tốt và bạn tuân thủ theo đúng kế hoạch thì bạn sẽ thành công!
Bây giờ bạn đã hiểu tại sao bạn nên có một kế hoạch giao dịch. Hãy tìm hiểu tiếp những gì tạo nên một kế hoạch giao dịch
Kế hoạch giao dịch của bạn cần có những gì?
Kế hoạch giao dịch có thể đơn giản hoặc phức tạp tùy ý muốn của bạn, nhưng điều quan trọng nhất là bạn thực sự có một kế hoạch và bạn tuân thủ theo kế hoạch của mình. Dưới đây là một số điều cần thiết trong mỗi kế hoạch giao dịch.
1 . Một hệ thống giao dịch (trading system) :
Đây chính là trái tim của kế hoạch giao dịch. System sử dụng phải được kiểm tra kỹ lưỡng với dữ liệu quá khứ (backtest) và được sử dụng giao dịch trên demo account ít nhất 02 tháng.
Kế hoạch giao dịch bao gồm tất cả thông tin cần thiết của hệ thống như : các khung thời gian sử dụng, điều kiện mở và đóng giao dịch, mức độ mạo hiểm chấp nhận (risk) cho mỗi giao dịch, cặp tiền giao dịch và bạn sẽ giao dịch bao nhiêu “lot”.
Ví dụ : Tôi là một “intra-day trader” và tôi giao dịch dựa trên đồ thị 10 phút. Tôi mở giao dịch khi đường trung bình cắt nhau và tất cả các indicator tôi sử dụng đều thể hiện cùng xu hướng. Tôi chỉ trade cặp EUR/USD và mức độ mạo hiểm của tôi không quá 2% tài khoản cho mỗi giao dịch. Hiện giờ tôi giao dịch “5 mini lot” và tôi sẽ tăng “lot size” của tôi theo nguyên tắc quản lý tiền 2% của tôi.
2 . Thủ tục giao dịch của bạn :
Đây là một phần cốt lõi trong kế hoạch của bạn bởi vì nó sẽ xác định 03 yếu tố rất quan trọng : khi nào bạn sẽ phân tích thị trường và lập kế hoạch cho các giao dịch của bạn, khi nào bạn sẽ thực sự theo dõi thị trường để thực hiện các giao dịch, và khi nào bạn sẽ đánh giá các giao dịch trọng ngày của bạn.
3 . Suy nghĩ của bạn :
Hỏi bất kỳ một trader nào họ cũng sẽ bảo với bạn điều khó nhất khi thực hiện giao dịch là bỏ cảm xúc của bạn ra khỏi giao dịch. Phần này trong kế hoạch giao dịch của bạn sẽ mô tả phạm vi suy nghĩ của bạn khi thực hiện giao dịch.
Ví dụ :
Tôi sẽ nhìn vào những gì đồ thị thể hiện chứ không phải những gì tôi muốn thấy
Không có gì làm ảnh hưởng đến tôi trong việc xác định xu hướng, tôi sẽ đảm bảo rằng chỉ giao dịch dựa trên những gì mắt tôi nhìn thấy chứ không phải cảm giác mách bảo tôi
Tôi sẽ không cố gắng “gỡ gạc” nếu tôi thất bại trong một giao dịch
Tôi sẽ không tự đánh mình khi thực hiện một giao dịch thất bại. Thay vào đó tôi sẽ rút kinh nghiệm từ đó và tiến lên.
4 . Các khuyết điểm của bạn :
Tất cả chúng ta đều có những khuyết điểm. Chúng ta chỉ không thích nói về khuyết điểm của mình. Nhưng hãy tự hỏi bạn điều này : “Bạn làm sao tiến bộ hơn nếu bạn không chấp nhận bạn cần phải tiếp tục làm gì?”. Phần này sẽ là cách khách quan để giúp bạn theo dõi những gì bạn cần phải tiếp tục làm để trở thành một trader giỏi hơn.
Ví dụ :
Tôi là một người hay cay cú. Bất cứ khi nào tôi thất bại trong một giao dịch, tôi sẽ bị rối loạn và ngay lập tức cố gắng “gỡ gạc”
Tôi có xu hướng đóng các giao dịch sớm
Tôi không luôn luôn tuân thủ các nguyên tắc của system
Tôi không luôn luôn tuân thủ các nguyên tắc quản lý tiền
5 . Mục tiêu của bạn :
“Kiếm thật nhiều tiền” không phải là một mục tiêu tốt. Hãy ngồi xuống và suy nghĩ thật sự về những gì bạn muốn đạt đến như là một trader. Bạn có muốn sống bằng nghề trader không? Bạn thực sự mong đợi có thể kiếm được bao nhiêu từ việc giao dịch dựa trên kiến thức và kinh nghiệm của bạn? Mục tiêu của bạn có thể là kiếm tiền, cũng có thể bạn muốn tập tính kỷ luật hơn hay tự tin hơn. Đây là những mục tiêu cá nhân. Hãy sử dụng những mục tiêu này như một động lực giúp bạn vượt qua những thời điểm gay go. Những mục tiêu này sẽ là ảo ảnh của bạn, và bạn phải luôn luôn chú tâm xem xét giá cả!
6. Lập nhật ký ghi chép giao dịch của bạn :
Đây sẽ là một công cụ hữu ích để giúp bạn trở thành một trader giỏi. Hãy đảm bảo rằng bạn ghi lại tất cả các giao dịch của bạn và tại sao bạn thực hiện các giao dịch đó. Nhờ những ghi chép này bạn có thể xem lại để đánh giá các giao dịch của bạn và thấy được mức độ tiến bộ của bạn. Tôi đã xem lại nhật ký giao dịch của mình và nhận thấy rằng tôi đã tiến bộ nhiều và đã trở thành một trader. Tôi đã rất tự tin với nghề trader, tôi thực sự có thể tự đánh giá mình và thấy rằng tôi gần đạt đến mục đích của mình. Công cụ này sẽ giúp bạn rất nhiều trên con đường trở thành trader, vì vậy hãy dành vài phút mỗi ngày để ghi lại các giao dịch của bạn. Bạn sẽ hạnh phúc với những gì bạn đã làm!
Tóm lại :
Kế hoạch giao dịch sẽ là “kinh thánh” của bạn trong giao dịch. Hãy đọc nó mỗi ngày và tuân thủ theo nó. Bạn có thể có tất cả các công cụ giao dịch trên thế giới, nhưng nếu bạn không có một kế hoạch để bạn sử dụng thì bạn sẽ không bao giờ thành công. Hãy nhớ rằng, bạn đang bắt đầu kinh doanh và nếu bạn muốn kinh doanh thành công thì bạn cần có một KẾ HOẠCH!