Wednesday, 1 December 2010

Mối tương quan giữa hàng hóa và các loại tiền tệ hàng hóa

Tiền tệ hàng hóa là gì?
Tiền tệ hàng hóa là tiền tệ của một quốc gia xuất khẩu rất nhiều các nguyên liệu thô (các kim loại, dầu, nông sản…). Có khoảng 12 quốc gia phù hợp với mô tả này, nhưng các loại tiền tệ hàng hóa được giao dịch nhiều nhất đó là NZD, AUD và CAD. Vì các loại tiền tệ này được gọi là dollar, nên cũng được biết đến như những đồng dollar hàng hóa hay “Comdolls”.

Như vậy, chúng ta có 3 loại tiền tệ hàng hóa được giao dịch tích cực với tính thanh khoản và tính biến động khá cao.

Hàng hóa ảnh hưởng đến các loại tiền tệ hàng hóa như thế nào?

Đối với một quốc gia, nguyên liệu thô chiếm một tỷ lệ xuất khẩu khá cao, giá cả hàng hóa tăng lên có thể làm tăng giá trị đồng tiền của quốc gia đó và ngược lại.

Chúng ta hãy xem xét các loại tiền tệ hàng hóa và sự biến động của chúng tương quan như thế nào với hàng hóa…

CAD và dầu
Dầu chính là máu của thế giới công nghiệp và là một mặt hàng được chú ý và được giao dịch nhiều nhất. Dầu còn có tên khác là “Black Gold” – “Vàng Đen” và người ta còn gọi nó bằng một cái tên khác là “Black Crack”.

Những quốc gia sản xuất và nắm giữ một nguồn dự trữ dầu khổng lồ có thể kiếm lợi khi giá dầu tăng lên, trong đó có Canada. Chúng ta thường gọi những quốc gia này là Black Crack Mafia.

Canada là một trong những quốc gia sản xuất dầu lớn nhất và dự trữ dầu lớn thứ hai trên thế giới chỉ sau Saudi Arabia. Canada cũng là nước cung cấp dầu nhiều nhất cho Mỹ, quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất trên thế giới. Vì dầu chiếm phần lớn trong nền kinh tế Mỹ nên giá dầu tăng có thể tác động tiêu cực đến nguồn vốn của Mỹ cũng như đồng USD.

Dầu tăng giá tác động tích cực đối với CAD nhưng lại bất lợi cho đồng USD, ngược lại, nếu dầu giảm giá thì bất lợi cho CAD và tốt cho đồng USD. Hãy xem xét biểu đồ tương quan giữa dầu và cặp tiền USD/CAD sau:


Từ biểu đồ, biến động giá của cặp tiền USD/CAD và dầu có liên quan mật thiết với nhau – nghĩa là khi dầu theo xu hướng tăng giá thì cặp tiền USD/CAD lại theo xu hướng giảm giá và ngược lại.
Từ 01/1988, cặp USD/CAD và dầu tương quan nhau 68%. Đây là mối tương quan khá mạnh. Là một nhà đầu tư tiền tệ, biết được điều này có thể bổ sung thêm một công cụ khác vào hộp công cụ của bạn khi phân tích cặp tiền USD/CAD và giúp bạn đưa ra các quyết định giao dịch dài hạn hơn.


AUD và vàng
Vàng là một kim loại được nhiều người ưa chuộng và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong giới tài chính, vàng được xem là một công cụ an toàn chống lại lạm phát, là một trong những loại hàng hóa được giao dịch nhiều nhất.

Australia là một trong những quốc gia sản xuất vàng lớn nhất thế giới, nó chiếm hơn 50% các loại hàng hóa xuất khẩu. Các loại hàng hóa này chiếm một tỷ lệ lớn GDP của Australia, vì thế, rất nhiều nhà đầu tư theo dõi sự tăng và giảm giá của các loại hàng hóa này, đặc biệt là vàng, vì những biến động này có thể ảnh hưởng đến xu hướng của đồng AUD. Chúng ra hãy xem biểu đồ so sánh vàng và AUD.


Đây là biều đồ có khung thời gian tháng so sánh biến động giá vàng và cặp AUD/USD từ tháng 01/1980. Có thể thấy, hai biến động này gần như giống nhau, và từ tháng 01/1980 đến 02/2002, có thể xem vàng là tín hiệu dự báo đối với cặp tiền AUD/USD.

Các “dấu sao đỏ” thể hiện điểm đảo chiều của vàng. Những điểm này dường như xuất hiện trước điểm đảo chiều của cặp AUD/USD. Mối tương quan này thay đổi trong năm 2002 vì biến động của vàng và cặp AUD/USD là hoàn toàn giống nhau cho đến khi vàng đột ngột tăng giá từ năm 2005 đến năm 2006.

Cũng giống như dầu và cặp USD/CAD, nhà đầu tư có thể theo dõi biến động giữa giá vàng và cặp AUD/USD để đưa ra những quyết định giao dịch phù hợp. Đối với những người không thể giao dịch vàng trực tiếp thì mối tương quan mạnh giữa vàng và cặp AUD/USD đưa ra một giải pháp tuyệt vời. Bạn có thể giao dịch AUD/USD trong thị trường ngoại hối giống như giao dịch vàng, mặt hàng được giao dịch trong thị trường hợp đồng giao sau.

NZD
Là hàng xóm của Australia, nền kinh tế New Zealand cũng xuất khẩu rất nhiều loại hàng hóa. Vì vậy, sức khỏe của đồng NZD phụ thuộc vào các mặt hàng xuất khẩu này.


Biểu đồ cho thấy mối tương quan giữa giá cả hàng hóa và đồng NZD trong vòng 25 năm qua.
Kể từ 01/1990, mối tương quan giữa cặp tiền NZD/USD và chỉ số Commodity Research Bureau Index (CRB Index) là khoảng 61% (CRB Index một trong các tiêu chuẩn đánh giá giá cả hàng hóa của thế giới). Vì thế, khi giá cả tăng và giảm, nhà đầu tư có thể tìm kiếm các biến động tương tự đối với cặp NZD/USD vì nền kinh tế New Zealand phụ thuộc vào xuất khẩu hàng hóa.

Giống như vàng và dầu, nhà đầu tư có thể thể hiện quan điểm và những ý tưởng của mình bằng các giao dịch cặp NZD/USD.

Như vậy, chúng ta đã biết được mối tương quan giữa hàng hóa và các loại tiền tệ hàng hóa. Nhưng chúng ta cần phải nhớ một số điều trước khi áp dụng những ý tưởng ở đây.

Biến động ngắn hạn trong các loại hàng hóa thường không tác động trực tiếp đến tiền tệ hàng hóa ngay lập tức. Việc phân tích hàng hóa kết hợp với các loại tiền tệ hàng hóa chỉ phù hợp với những tầm nhìn dài hạn, giao dịch và đầu tư dài hạn.

Phải nhớ rằng, mặc dù chúng ta thấy được mối tương quan mạnh giữa hàng hóa và các loại tiền tệ hàng hóa đi chăng nữa thì xuất khẩu cũng chỉ chiếm một phần trong nền kinh tế ấy. Vì vậy, chúng ta phải phân tích tổng thể nền kinh tế của một quốc gia, lãi suấtt cũng như tình hình chính trị của quốc gia đó.

Kết hợp tất cả những yếu tố này và thêm các biến động về hàng hóa, chúng ta có thể thấy được một bức tranh rõ ràng hơn và có thể có những ý tưởng giao dịch tốt hơn đối với các loại tiền tệ này.

www.BantinForex.tk

www.BantinForex.tk