Tuesday, 16 November 2010

Moving Average (MA) - Chỉ số trung bình trượt

(Phần 01)
MA là chỉ số được sử dụng nhiều và phổ biến nhất trong việc xác định xu thế của thị trường. Nó có thể được dùng giống như chỉ số bán quá nhiều/mua quá nhiều. Khi được kết hợp với các chỉ số khác, bao gồm cả các chỉ số trung bình trượt khác, MA cung cấp cho ta một hệ thống giao dịch hoàn chỉnh với các tín hiệu mua và bán.
Về bản chất, chỉ số trung bình trượt loại bỏ các nhiễu của thị trường, giúp ta có cái nhìn rõ hơn đối với xu thế. Điều này được thực hiện bằng cách chuyển đổi từ đồ thị thanh sang đồ thị đường.

Trung bình trượt (n)= [Giá (n) + giá (n-1) +….+ giá (N-m)]/m

Với n là khoảng thời gian hiện tại, giá(n) tương ứng với giá đóng cửa, m là số mẫu dùng cho tính toán. Tham số m được tùy chọn bởi người sử dụng.

Để tính giá trị trung bình trượt tiếp theo, áp dụng công thức trên nhưng bỏ đi giá trị xa nhất và cộng thêm giá trị gần nhất.

Cần đặc biệt chú ý trong việc lựa chọn m, nó đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phân tích xu thế. m có thể thay đổi từ 3 ngày cho đến 200 ngày tùy theo yêu cầu của nhà đầu tư. Các xu hướng dài hạn thường được thể hiện khá rõ với trung bình trượt 200 ngày.

Có một vài cách để xây dựng chỉ số trung bình trượt tùy thuộc vào loại giá nào được sử dụng.

            • Trung bình trượt đơn giản: sử dụng giá đóng cửa.

            • Trung bình trượt trung tâm: sử dụng giá chính giữa của thanh chứ không phải giá đóng cửa.

            • Trung bình theo tỉ lệ: nhiều người cho rằng các dữ liều càng gần với thời điểm hiện tài thì càng có giá trị hơn so với các dữ liệu xa trước đó, vì thế với chỉ số này những dữ liệu gần sẽ được gắn với những tỉ lệ lớn hơn so với dữ liệu xa.

Cách sử dụng

Chỉ số trung bình trượt họat động khá hiệu quả trong việc xác định xu hướng của thị trường. Tùy vào mục đích đầu tư của mỗi ngưới, chỉ số này được sử dụng với các khung thời gian khác nhau. Thường thì các traders coi trung bình trượt là tín hiệu cần phải xem xét cuối cùng trước khi đưa ra một quyết định. Họ sẽ chỉ hành động khi các tín hiệu có xu hướng trùng với hướng của trung bình trượt hoặc giá hiện thời nằm cùng phía với hướng của trung bình trượt.

Đường trung bình trượt thường được vẽ cùng với một hình bao xung quanh. Độ chênh lệch của đường bao trên và dưới so với đường trung bình trượt là cố định. Thị trường được coi là hoạt động bình thường khi giá chứng khoán vẫn còn nằm trong đường bao này. Khi giá vượt quá đường bao trên, đó là tín hiêu mua quá nhiều và ngược lại quá đường bao dưới là tín hiệu bán quá nhiều.

(mời bạn đọc tham khảo các bài hướng dẫn thêm về đường trung bình ở phần 02 và phần 03)

THE TECHNICAL INDICATORS

Chương I: Volatility Indicators - Chỉ báo về dao động

Bài 1.4: Moving Average (MA) - Chỉ số trung bình trượt  

(Phần 02)

Đường chuyển động trung bình - Moving Average
(hay còn gọi đường trung bình dao động)
1) Khái niệm

Đường chuyển động trung bình:

        Là đồ thị được xác định bằng cách nối các chỉ số trung bình động tính toán tại mỗi thời điểm của một loại chứng khoán nào đó theo thời gian vận hành của thị trường

2) Ý nghĩa

Chỉ ra xu hướng thị trường:

        Đồ thị giá nằm trên đường trung bình di động cho thấy thị trường đang trong chiều hướng tăng giá

        Đồ thị giá nằm dưới đường trung bình di động cho thấy thị trường đang trong xu hướng giảm giá

        Khi hai đường trung bình di chuyển quá xa nhau, đó là hiện tượng thị trường đã tăng giá quá xa và khả năng điều chỉnh lại. Xu hướng tăng giá sẽ ngừng lại cho đến khi đường trung bình ngắn hạn cắt lên đường trung bình dài hạn trở lại, thông thường đường trung bình ngắn hạn cắt qua đường trung bình dài hạn trong một thời gian ngắn sau đó hổi phục trở lại trên đường trung bình dài hạn đó là một vùng mua cực tốt giống như test qua đường xu hướng vậy, nếu đường trung bình ngắn hạn cắt qua đường trung bình dài hạn mà không hồi phục trở lại có thể đó là dấu hiệu đảo chiều.

3) Dấu hiệu mua-bán

        Dấu hiệu mua/bán:
   
 *  Điểm cắt vàng:

-Là giao điểm của đường trung bình thời hạn ngắn cắt từ dưới lên so với đường trung bình của thời hạn dài hơn.

    *  Điểm chết ( Death point):

-Là giao điểm của đường trung bình thời hạn ngắn cắt từ trên xuống so với đường trung bình của thời hạn dài hơn

4) Ưu và nhược điểm

        Ưu điểm: Đường này cho biết xu hướng chắc chắn của thị trường và cũng đưa ra tín hiệu về sự đảo chiều của thị trường

        Nhược điểm: Chúng ta sẽ luôn phải mua hoặc bán chậm vì xu hướng chuyển động của đường trung bình xuất hiện thường chậm hơn với đồ thị giá thực tế .

5) Phân loại:

-Đường trung bình đơn giản (Simple Moving Average) đưa ra các mức cân bằng tại thời điểm giá trong kỳ quan sát.

- Đường trung bình trọng lượng (Weighted Moving Average): nhấn mạnh hơn dự liệu gần nhất. Loại này giúp người sử dụng làm mềm biến động giá hơn trong khi giá trị trung bình phản ánh gần với mức giá thay đổi hơn.

- Đường trung bình mũ  (Expoential Moving Average): một cách khác trong việc nhấn mạnh lên dữ liệu gần nhất.

6) Cách sử dụng:

Để xác định rõ dấu hiệu mua và bán thường sử dụng từ hai đường trung bình trở lên (chính xác sử dụng 03 đường trung bình có thể xác định dấu hiệu mua (hay bán) đầu tiên và dấu hiệu xác nhận mua (hay bán) lần hai rõ ràng hơn.

Trong ngắn hạn thường dùng 03 đường: 4-9-18 hay 5-10-20

Trong dài hạn thường dùng 03 đường: 15-30-50 hay 50-100-200

Thông thường khi sử dụng đường trung bình phải sử dụng nhiều chu kỳ thời gian và cả những kỳ khác nhau.

Mỗi thị trường có những đường trung bình phù hợp (thường dùng dãy số Fibonacci: 13,21,34,55,144…) để xác định tính chu kỳ.

Tóm lại: Nhìn chung nên sử dụng 03 đường: 4-9-18 (MA4-MA9-MA18) trong ngắn hạn để xác định dấu hiệu mua hay bán và sử dụng đường trung bình đơn giản (Simple Moving Average)

(phần mềm SAXO chỉ sử dụng đường trung bình đơn giản (Simple Moving Average))

(đường trung bình thời hạn ngắn là MA4, thời hạn dài sẽ là MA9 và MA18)

+ Nếu MA 4 cắt MA 9 từ dưới lên dấu hiệu mua lần I và nếu MA4 tiếp tục cắt MA 18 từ dưới lên dấu hiệu mua lần II

+ Nếu MA 4 cắt MA 9 từ trên xuống dấu hiệu bán lần I và nếu MA4 tiếp tục cắt MA 18 từ trên xuống dấu hiệu bán lần II

* Đường trung bình dao động chỉ là tín hiệu chỉ báo đi sau nghĩa là thị trường đã biến động trước khi đó tín hiệu chỉ báo mới được xác nhận, tuy nhiên lại xác định được tâm lý và xu hướng thị trường rõ ràng.

* Nếu đánh vàng tài khoản sử dụng  đường trung bình dao động để chọn điểm vào và điểm thoát ra ngoài thị trường một cách hợp lý.

* Đường trung bình dao động cần kết hợp các đường chỉ báo khác cũng như các cách phân tích kỹ thuật khác mới có thể xác định rõ xu hướng, dự báo biên độ dao động dự kiến, các mức chặn kỹ thuật…

Hình minh họa:



THE TECHNICAL INDICATORS

Chương I: Volatility Indicators - Chỉ báo về dao động

Bài 1.4: Moving Average (MA) - Chỉ số trung bình trượt  

(Phần 01)

Moving Average Ribbon

“Dãy cầu vòng” MA thường sử dụng các trung bình có thể sử dụng đường trung bình dao động đơn giản hoặc sử dụng đường trung bình dao động mũ (đôi khi sử dụng đường trung bình trọng lượng)

(mở rộng:

-Đường trung bình đơn giản (Simple Moving Average) đưa ra các mức cân bằng tại thời điểm giá trong kỳ quan sát.

- Đường trung bình trọng lượng (Weighted Moving Average): nhấn mạnh hơn dự liệu gần nhất. Loại này giúp người sử dụng làm mềm biến động giá hơn trong khi giá trị trung bình phản ánh gần với mức giá thay đổi hơn.

-Đường trung bình mũ  (Expoential Moving Average): một cách khác trong việc nhấn mạnh lên dữ liệu gần nhất.)

Trong bài này, tôi chỉ hướng dẫn các sử dụng đường trung bình đơn giản để tạo “dãy cầu vòng” Ribbon

Ý nghĩa và cách dùng:

-Để tạo “dãy cầu vòng” MA bằng đường trung bình đơn giản thường sử dụng 10 đường bắt đầu từ đường trung bình 50 ngày kết thúc bằng đường trung bình 200 ngày (50, 60, 70, 80 ... 190, 200)

+ Giá nằm trên “dãy cầu vòng” MA xu hướng tăng (Khi các đường trung bình đã giao nhau và cùng hướng lên xu hướng tăng mạnh)

+ Giá nằm dưới “dãy cầu vòng” MA xu hướng giảm. ( Khi các đường trung bình đã giao nhau và cùng hướng xuống xu hướng giảm mạnh)

+Dấu hiệu đảo chiều được hình thành khi giá quay đầu và cắt ngược trở lại “dãy cầu vòng” MA (ngược chiều so với xu hướng trước đó)

Hình minh hoạ:



Ở đồ thị minh hoạ, tôi sử dụng các đường trung bình từ 50 ngày đến 150 ngày để tạo “dãy cầu vòng” MA
  


 *Mở rộng

-Với các đường trung bình từ 50 ngày đến 150 ngày để tạo “dãy cầu vòng” MA thường chỉ đưa ra diễn biến chậm nhưng mang ý nghĩa chắc chắn (nghĩa là thị trường đã biến động trước khi đó tín hiệu chỉ báo mới được xác nhận, tuy nhiên lại xác định được tâm lý và xu hướng thị trường rõ ràng.)

-Để có thể chỉ báo sớm hơn thường “dãy cầu vòng” MA trong ngắn hạn sẽ sử dụng các đường trung bình ngắn ngày hơn; cụ thể chẳng hạn bạn có thể dùng các đường trung bình ngắn ngày như: 5-15-25-35-45-55-65-75-85-95 để tạo “dãy cầu vòng” MA, có thể sử dụng 10-20-30-40-50-60-70-80-90-100 khi bạn muốn biết rõ hơn về xu hướng.

-Để dự báo xu hướng trung hạn và dài hạn, bạn có thể sử dụng các đường trung bình dài ngày hơn từ chu kỳ 100 ngày đến chu kỳ 200 ngày (100-110-120…-190-200)

Ở ví dụ dưới đây, tôi sử dụng 05 đường trung bình ngắn ngày + 05 đường trung bình dài ngày

hơn để nhận diện xu hướng ngắn hạn trong mối tương qua với xu hướng trung hạn và dài hạn.

Bình luận:

+Trên đồ thị sau khi giá giảm về 844, giá được hỗ trợ bởi đường trung bình 200 ngày (MA200), giá giằng co trong vùng được tạo bởi các đường trung bình 150-160-170-180-190-200.

+ Trên đồ thị, xét ngắn hạn giá nằm trên các đường trung bình ngắn hạn 5-15-25-35-45-55.

Những dẫn chứng trên có thể thấy giá đang nằm trên các đường trung bình ngắn ngày và dài ngày, chính vì thế có thể ngắn hạn giá theo xu hướng tăng, trung hạn và dài hạn đưa ra dấu hiệu có thể giá đang theo chiều hướng đi lên trở lại.

* Nhiều đường trung bình sẽ tạo "dãy cầu vòng" MA từng tầng, đồ thị minh hoạ dưới đây tôi sử dụng các đường trung bình mũ.


*Ở biểu đồ SAXO, bạn không thể sử dụng quá 05 đường trung bình, vì thế không thể tạo dãy cầu vòng MA; bạn có thể dùng phần mềm xem giá của “netdania” để tham khảo thêm. (http://netdania.com/ChartStation.asp)